Một vết nhơ trong lịch sử dân tộc


CHÍNH NGHĨA NÀO CHO
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Kyle Tran
(Chỉnh sửa và hoàn tất ngày 30/5/2023)
Thời gian đọc khoảng 60 phút

------------------------------------------------------------------------

Lời giới thiệu - Đây là bài nghiên cứu đầu tiên và duy nhất kết hợp những gì xảy ra trên thế giới để giải thích một giai đoạn lịch sử quan trọng đã khiến Việt Nam phải trải qua một thời kỳ đầy đau thương, tang tóc, kéo dài gần một thế kỷ, và để rồi dân tộc tiếp tục bị chia rẽ cho đến mãi ngày hôm nay. Vì tính quan trọng của giai đoạn lịch sử đầy bất hạnh, chúng ta cần phải quay trở lại tìm hiểu cái gọi là "chính nghĩa" của đảng cộng sản Việt Nam một cách rõ ràng để rồi cùng nhau tìm một giải pháp chính trị cần thiết cho Việt Nam của ngày hôm nay.

------------------------------------------------------------------------

Sự khác biệt giữa "đảo chánh" và "cướp chính quyền"

Về một phương diện nào đó từ "cướp chính quyền" được hiểu là một hình thức đảo chánh, tức một thế lực đối nghịch lật đổ chính quyền đương thời và thiết lập một chính quyền mới. Tuy nhiên trong lịch sử thế giới, chưa có một quốc gia nào dùng từ “cướp chính quyền” để thay thế cho chữ "đảo chánh" ngoại trừ Việt Nam. Và đây là một khúc mắc mà chúng ta cần phải giải thích đề hiểu lý do vì sao.

Chữ "cướp" được hiểu là một hành động tước đoạt một cái gì đó của người khác đang có một cách bất hợp pháp, và luôn được hiểu là hành động của một cá nhân hay nhóm người bất chính. Người cộng sản Việt Nam hiểu rất rõ ý nghĩa của chữ đó nhưng họ vẫn thản nhiên và hãnh diện cho rằng những gì họ có được ngày hôm nay là thành quả của việc "cướp chính quyền". Điều đó có thể giúp chúng ta thấy được ít nhiều về dã tâm cũng như bản chất thật của họ. Bài nghiên cứu sau đây sẽ vạch cho mọi người thấy rõ vai trò của đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn vừa qua và từ đó chúng ta có thể đánh giá cũng như xác định được vị trí của họ trong trang sử của dân tộc.


Bối cảnh lịch sử thế giới giữa thế kỷ thứ 20

Trong giai đoạn Thế chiến Thứ II, phát xít Nhật đã xâm lược và chiếm đóng nhiều quốc gia cũng như một số vùng biển ở Đông Á và Đông Nam Á, bao gồm phía nam đảo Sakhalin thuộc Liên bang Soviet, Mãn Châu (Manchuria), Triều Tiên, Trung Hoa (một phần), Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam, Miến Điện, Lào, Campuchia, Mã Lai, Nam Dương, Singapore, Eo biển Settlements của Singapore, Bruinei, Phi Luật Tân, Đông Timor, New Guinea, đảo Guam của Mỹ, South Pacific Mandate, Nauru của Úc, Đảo Wake của Mỹ, Imphal của Ấn Độ, Đảo Chrismas của Úc, Đảo Gilbert và Ellicecủa Anh và Kiribati, một tiểu bang của Micronesia [1].

Hình 1: Những quốc gia bị Nhật xâm lược và chiếm đóng trong Thế chiến Thứ II

Điều đáng tiếc là sau khi phát xít Nhật buông súng đầu hàng, toàn bộ các nước bị Nhật chiếm đóng trước đó đều đã giành lại được nền độc lập tự chủ một cách yên thắm và duy trì cho đến ngày hôm nay, ngoại trừ duy nhất Việt Nam, đã bị người Pháp trở lại và thống trị thêm 9 năm nữa cho đến khi họ bị đánh bại ở trận Điện Biên Phủ vào năm 1954 và rút lui toàn bộ ra khỏi Việt Nam.

Để tìm hiểu vì sao người Pháp trở lại Đông Dương và áp đặt chế độ thực dân lần thứ hai, chúng ta cần phải quay lại tìm hiểu về vai trò của đảng cộng sản Việt Nam và tham vọng của Pháp trong giai đoạn đó.


Đồng Minh và quyết định giải giới quân đội phát xít Nhật ở Đông Dương

Trong lúc Thế chiến Thứ II đang dần bước vào giai đoạn kết thúc ở mặt trận châu Âu, Hội nghị Yalta được tổ chức vào ngày 4 cho đến 11 tháng 2 năm 1945 tại thành phố Yalta, bờ biển phía nam Ukraine, để chuẩn bị việc đầu hàng của Trục phát xít Đức và tiếp theo là chia nước Đức thành bốn khu vực chiếm đóng quân sự. Phe Đồng Minh bao gồm Thủ tướng Anh Wilson Churchill, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Chủ tịch Liên bang Soviet Joseph Stalin ngồi lại họp với nhau và thống nhất một số những điều căn bản [2].

Hình 2: Wilson Churchill, Franklin Roosevelt và Joseph Stalin tại hội nghị Yalta (4-11/2/1945)

Năm tháng sau, ngày 7 tháng 5 năm 1945 quân đội Đức Quốc Xã chính thức buông súng, và một lần nữa phe Đồng Minh nhóm họp Hội nghị Potsdam tại thành phố Potsdam của Đức từ ngày 17 tháng 7 cho đến ngày 2 tháng 8 để đi sâu và chi tiết hơn việc chia ranh giới bốn khu vực chiếm đóng quân sự - Pháp ở phía tây nam, Anh ở tây bắc, Mỹ ở phía nam và Liên bang Soviet ở phía đông [3].

Hình 3A: Clement Attlee (thay thế Wilson Churchill vào ngày 26/7/1945), Harry Truman (thay thế Franklin Roosevelt đã chết trước đó ba tháng) và Joseph Stalin tại hội nghị Potsdam (17/7-2/8/1945)

Hình 3B: Nước Đức được chia thành bốn khu vực chiếm đóng quân sự

Ở thời điểm đó, Thế chiến Thứ II tuy đã chấm dứt bên mặt trận châu Âu nhưng phía mặt trận Thái Bình Dương phát xít Nhật vẫn còn kiên cường chiến đấu. Tại Hội nghị Potsdam, tổng thống Mỹ Harry Truman (thay thế Tổng thống Roosevelt đã chết) tiết lộ với Stalin rằng Mỹ có một thứ vũ khí "vô cùng lợi hại" và có thể sẽ được sử dụng để dứt điểm quân đội Nhật ở mặt trận phía đông. Có vẻ như Stalin đã biết vũ khí mà Tổng thống Truman muốn nói là gì qua hệ thống tình báo nhưng chỉ trả lời rằng hy vọng Mỹ sẽ sử dụng nó vào những việc hữu ích [4].

Trước dự kiến quân đội Nhật sẽ đầu hàng trong nay mai, Đồng Minh cũng luôn thể chuẩn bị cho việc giải giới quân đội Nhật. Đúng ra Pháp được giao phó công tác giải giới quân đội Nhật ở Việt Nam nhưng Đồng Minh viện cớ vì Pháp còn quá nhiều khó khăn sau cuộc thế chiến nên quyết định chia Việt Nam ra làm hai ở vĩ tuyến 16, nước Anh được giao trách nhiệm giải giới quân đội Nhật ở phía nam và Trung hoa Dân Quốc được giao trách nhiệm giải giới quân đội Nhật ở phía bắc [5].

------------------------------------------------------------------------

Ghi chú: Đồng Minh (Allies) được thành lập vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 ngay sau khi Thế chiến Thứ II bùng nổ, bao gồm Pháp, Ba Lan và Anh, cùng với các nước thuộc địa của Anh, gồm Ấn Độ, Úc, Tân Tây Lan và Nam Phi. Sau khi Nazi Đức bắt đầu tấn công bắc Âu, Hòa Lan, Bỉ, Hy Lạp và Nam Tư cũng lập tức gia nhập Đồng Minh. Liên bang Soviet gia nhập vào ngày 22 tháng 6 năm 1941 sau khi bị Nazi Đức xâm lược. Mỹ gia nhập Đồng Minh vào ngày 8 tháng 12 năm 1941, sau khi bị phát xít Nhật tấn công vào Pearl Harbor. 

Ngày 1 tháng 1 năm 1942, Liên Hợp Quốc (United Nations) ra đời tại thủ đô nước Mỹ Washington DC, với đại diện của 26 quốc gia trong khối Đồng Minh cùng ký tên vào một văn bản ngắn được gọi là "Tuyên bố bởi Liên Hợp Quốc". Đại diện của 19 quốc gia khác trong khối Đồng Minh cũng đã ký tên vào văn bản này vào những ngày kế tiếp. [6]

(Xin lưu ý, tham vọng của Tổng thống Franklin Roosevelt trong việc thành lập Liên Hợp Quốc là để thay thế Đồng Minh, thế nhưng châu Âu chỉ coi Liên Hợp Quốc là một liên minh của Mỹ. Thực tế mà nói thì vào thời điểm Mỹ gia nhập Đồng Minh, hầu hết các nước châu Âu đều đã nằm gọn trong vòng kiểm soát của quân Nazi Đức. Ngoài nước Anh ra, lực lượng Đồng Minh chỉ còn lại những nhóm kháng chiến nhỏ, yếu ớt, và gần như tan rã. Tuy nhiên, các tài liệu lịch sử thế giới vẫn tôn trọng mọi đóng góp của Đồng Minh cho đến cuối Thế chiến Thứ II, khi mà vai trò của Liên Hợp Quốc trở nên hiển nhiên hơn trong việc ổn định an ninh, trật tự và hòa bình cho thế giới.) 

Sự khác biệt giữa tổ chức Đồng Minh và Liên Hợp Quốc trở nên rõ rệt khi Thế chiến Thứ II đến gần giai đoạn kết thúc. Mục tiêu của Đồng Minh chỉ giới hạn trong phạm vi đánh bại phát xít Đức, Ý, Nhật và chấm dứt chiến tranh. Trong khi đó, Mỹ bị lôi cuốn vào hai cuộc thế chiến ngoài ý muốn nên khi hình thành Liên Hợp Quốc, Tổng thống Roosevelt đã có những kế hoạch lâu dài. Ngoài việc chấm dứt chiến tranh, ông ta còn chuẩn bị cho thời hậu chiến, và quan trọng hơn nữa, Roosevelt muốn tạo nên một lực lượng quân sự quốc tế đủ mạnh để ngăn chặn chiến tranh thế giới xảy ra trong tương lai. 

Khi tiếng súng bên châu Âu bắt đầu lắng dịu, Liên Hợp Quốc lập tức đặt ra những đề xuất và cải tổ để trở thành một tổ chức dân sự phục vụ thời bình. Những thay đổi đó bắt nguồn từ Hiến chương Đại Tây Dương (Atlantic Charter) được ký kết ngày 14 tháng 8 năm 1941 bởi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill để chuần bị cho mục tiêu mới là duy trì an ninh và hòa bình cho thế giới thời hậu chiến.

Tuyên Bố bởi Liên Hợp Quốc (Declaration by United Nations) được ban hành vào ngày đầu năm 1942 đã trở thành nền tảng cho Liên Hợp Quốc ngày hôm nay mà đã được chính thức hình thành và ký kết bởi 50 quốc gia vào ngày 26 tháng 6 năm 1945 tại San Francisco. Hai tháng trước đó, đại diện của 50 quốc gia đã tập hợp tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Tổ chức Quốc tế ở San Francisco, California từ ngày 25 tháng 4 đến ngày 26 tháng 6 năm 1945 để soạn thảo và ký kết bản Hiến chương Liên Hợp Quốc. Đến ngày 24 tháng 10 năm 1945, Liên Hợp Quốc của thời bình với 50 thành viên chính thức được phê chuẩn và tuyên bố ra đời [6].

Hình 4A: Đại diện của 26 quốc gia Đồng Minh đang tập trung để ký Tuyên bố bởi Liên Hợp Quốc vào ngày 1 tháng 1 năm 1942 tại Washington DC [7]

Hình 4BTuyên bố bởi Liên Hợp Quốc được ban hành tại Washington, DC, ngày 1 tháng 1 năm 1942 với chữ ký của 26 thành viên. [8]

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (United Nations Security Council hay UNSC) là một trong số bốn cơ quan chính của Liên Hợp Quốc được đề xuất trong các cuộc đàm phán tại Hội nghị Dumbarton Oaks ở Washington DC từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1944 và được thống nhất tại Hội nghị Yalta vào tháng 2 năm 1945 bởi Thủ tướng Anh Wilson Churchill, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Chủ tịch Liên bang Soviet Joseph Stalin [9] để bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế trong giai đoạn giải giới quân đội phát xít Đức, Ý và Nhật. Họ có vai trò thiết lập các hoạt động gìn giữ hòa bình, ban hành các lệnh trừng phạt quốc tế và cho phép hành động quân sự mọi nơi trên thế giới. 

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nguyên thủy có 11 thành viên, trong đó 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết, bao gồm Anh, Liên bang Soviet, Mỹ, Pháp và Trung hoa Dân quốc. Khi ra mắt thế giới vào tháng 10 năm 1945, Liên Hợp Quốc đã có vài thay đổi so với trước là họ có tất cả 6 cơ quan chính và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có tổng cộng 15 thành viên, nhưng vẫn giữ nguyên 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết được chọn lúc ban đầu.

------------------------------------------------------------------------

Quân đội phát xít Nhật buông súng đầu hàng như thế nào?

Ba tháng sau khi Nazi Đức đầu hàng, Liên Bang Soviet đưa một triệu sáu trăm ngàn Hồng quân qua vùng biển phía đông để đương đầu với phát xít Nhật. Mỹ bắt đầu ý thức được nguy cơ các nước đông Á có thể bị nhuộm đỏ như những gì vừa xảy ra cho đông Âu nên quyết định ra tay trước với hy vọng sẽ chặn đứng được tham vọng của Soviet. Như Tổng thống Truman hứa hẹn với Stalin ở Hội nghị Potsdam, Mỹ đã đem ra sử dụng loại vũ khí “vô cùng lợi hại” ở Nhật, nhưng kết quả đã không đến như mong đợi [10] [11].

Ngày 6 tháng 8, 1945: Trái bom nguyên tử đầu tiên được thả xuống Hiroshima. Quân đội Nhật vẫn bình chân như vại.

Ngày 9 tháng 8, 1945: Trái bom nguyên tử thứ hai được thả xuống Nagasaki. Quân đội Nhật cũng vẫn tiếp tục kiên cường chiến đấu. Nói cho đúng thì trong phạm vi nước Nhật lúc bấy giờ, không một ai hay biết chuyện gì đã xảy ra ở Hiroshima và Nagasaki ngoài những nạn nhân còn thoi thóp, sống sót ở hai thành phố đó. Toàn bộ hệ thống viễn thông, truyền thanh, điện thoại, điện tín ở Hiroshima và Nagasaki đều đã bị phá hủy và hoàn toàn im bặt đối với thế giới bên ngoài.

Cùng ngày 9 tháng 8, 1945: Liên bang Soviet tuyên chiến với Nhật. Hồng quân Soviet lập tức mở các cuộc tấn công dữ dội vào các cứ điểm của Nhật ở Mãn Châu và Triều Tiên [12]. Quân đội Nhật bắt đầu thất thủ trên các mặt trận trước sự tiến quân quá nhanh, quá mạnh, và quá đông của Soviet. Vào lúc đó tinh thần, khí thế và kinh nghiệm chiến đấu của quân Soviet đã lên rất cao sau chiến thắng quân Nazi Đức ở mặt trận châu Âu. 

Ngày 11 tháng 8, 1945: Hồng quân Soviet bắt đầu tấn công vào tuyến phòng thủ kiến cố cuối cùng của Nhật ở phía nam đảo Sakhalin [13] [14]. Hải quân Soviet lúc đó tuy rất yếu nhưng nhờ Đạo luật Lend-Lease, Soviet đã nhận được nhiều chiến thuyền của Mỹ và từ đó quân Soviet có thể đổ bộ lên phía nam và đông nam đảo Sakhalin, chặn đứng đường tiếp vận và từ đó đánh thốc lên các tuyến phòng thủ của Nhật. Nhiều cuộc đụng độ ác liệt và đẫm máu xảy ra nhưng nói chung quân Nhật cuối cùng đều thất bại. 

Hình 5: Các mũi tiến công của quân Soviet vào cứ điểm của Nhật ở Mãn Châu, bắc Triều Tiên và phía nam đảo Sakhalin được khởi động ngay sau khi Soviet tuyên chiến với Nhật vào ngày 9 tháng 8 năm 1945 (Ghi chú: Viến xanh/đỏ bên trái là biên giới Mãn Châu và đường xanh/đỏ bên phải là biên giới Nhật với Liên bang Soviet trên đảo Sakhalin)

Ngày 15 tháng 8, 1945: Phát xít Nhật đã có phần thất thế trước các cuộc chiến với Mỹ ở các nước châu Á và ngoài khơi Thái Bình Dương, một triệu sáu trăm ngàn quân Soviet đã trở thành mối đe dọa vượt quá sức chịu đựng của quân đội Nhật. Nếu chần chờ thêm một thời gian ngắn nữa, nước Nhật chắc hẳn đã bị quân Soviet nhuộm đỏ. Trong hoàn cảnh bế tắc đó, Hoàng đế Hirohito đã quyết định đầu hàng cho Mỹ [15]. Giữa hai kẻ thù, chọn lựa đầu hàng cho Mỹ sẽ tránh được cuộc tắm máu, và về mặt lâu dài sẽ tốt hơn cho đất nước. Hai tuần sau đó, ngảy 2 tháng 9, Nhật chính thức ký kết đầu hàng vô điều kiện trên chiến hạm Missouri của Mỹ đang neo đậu trong vịnh Tokyo. 

Cũng xin được nói thêm, ba trăm ngàn binh sĩ Nazi Đức đầu hàng và bị quân Soviet bắt làm tù binh, chỉ còn khoảng năm ngàn người sống sót trở về với gia đình. Thuở ấy còn quá sớm để người Nhật biết được chuyện đó nhưng sự tàn ác của Stalin thì cả thế giới ai cũng đã thấy và hiểu. 

Kể ra mà nói thì đó là một quyết định vô cùng sáng suốt của Hoàng đế Hirohito và cũng nhờ đó mà nước Nhật đã phát triển và tiến lên thành một cường quốc kinh tế như ngày hôm nay. Về phần Mỹ họ cũng học được bài học vô cùng quý giá và quan trọng, đó là giết hại hàng trăm ngàn ông bà già, phụ nữ và trẻ em không thể khiến cho đối phương đầu hàng. Muốn triệt hạ đối phương thì chỉ có cách duy nhất là phải đánh bại quân đội của họ. Chúng ta hãy lấy thí dụ việc Mỹ bị khủng bố vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 để đặt mình vào thế bị tấn công. Hãy thử nghĩ xem bao nhiêu người dân Mỹ vô tội bị giết vào ngày hôm đó sẽ khiến tổng thống George W. Bush quỳ xuống dâng nước Mỹ cho Bin Laden? Thay vì ba ngàn người mà là ba trăm ngàn người? Ba triệu người? Ba chục triệu ngườiHay 300 triệu người?

Trước khi đi sâu vào việc tìm hiểu tính chính nghĩa của đảng cộng sản Việt Nam, chúng ta cần phải nhìn lại và phân tích giai đoạn lịch sử Việt Nam thuở đó.


Bối cảnh lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỷ thứ 18 cho đến giữa thế kỷ thứ 20

Cộng sản Việt Nam có hận thù gì với vua Gia Long?

Đối với người dân miền Nam, triều đại nhà Nguyễn là một phần quan trọng trong lịch sử dân tộc. Dù trong thời gian trị vì thiên hạ, các vị vua nhà Nguyễn đã mắc phải một số sai lầm như bế quan tỏa cảng và giết hại những nhà truyền giáo và để rồi dẫn đến việc người Pháp xâm lược Việt Nam, nhưng nói chung người dân vẫn một mực kính trọng những bậc tiền nhân đã đóng góp xương máu xây dựng và bảo vệ quốc gia. Sau năm 1975, người dân miền nam cảm thấy ngỡ ngàng khi cộng sản Việt Nam dèm pha, nguyền rủa triều đại nhà Nguyễn, với lý do vua Gia Long đã phạm tội “cõng rắn về cắn gà nhà” bằng cách “chỉ đường” cho người Pháp xâm lược Việt Nam. Thực ra thì điều cay đắng mà người cộng sản không thể nói ra để kết án triều đại nhà Nguyễn là việc vua Gia Long đã tận diệt Nhà Tây Sơn.

Theo sử sách ghi lại thì Nhà Tây Sơn xuất thân từ một gia đình nông dân có tám người con, trong đó có ba anh em là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. (Có tài liệu ghi Nguyễn Huệ là em của Nguyễn Lữ.) Người cộng sản coi Nhà Tây Sơn là "những người hùng cách mạng nông dân", tức cùng tầng lớp với người cộng sản. Điều họ không nói ra là gia đình Nhà Tây Sơn thuộc loại điền chủ, cha mẹ giàu có, có khả năng cho cả ba anh em đi học từ tấm bé. (Có nguồn ghi rằng gia đình Nhà Tây Sơn là thương gia giàu có và nổi tiếng ở làng Thái Lão, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.) 

Lịch sử ghi công Nguyễn Huệ trong việc đánh đuổi quân Thanh với chiến thắng ở trận Ngọc Hồi, Đống Đa vào ngày mùng 5 tết năm Kỷ Dậu (1789). Trước đó, dưới đời cuối nhà Lê, tức Lê Chiêu Thống, Nhà Tây Sơn cũng có công trong việc đánh và dẹp tan quân chúa Trịnh và sau đó là chúa Nguyễn đang xâu xé đất nước để thống nhất giang sơn và cũng là để kết thúc triều đại nhà Lê. Vua Quang Trung, tức Nguyễn Huệ, băng hà khi còn tương đối trẻ chỉ sau bốn năm cầm quyền và người con là Nguyễn Quang Toản lúc đó mới 9 tuổi lên nối ngôi. Mọi quyền bính rơi vào tay Thái sư Bùi Đắc Tuyên và từ đó đất nước bắt đầu suy yếu và rơi vào một giai đoạn vô cùng loạn lạc.

Theo một số sách sử thì gia tộc chúa Nguyễn đàng trong bị nhà Tây Sơn gần như tận diệt. Nguyễn Phúc Ánh, cháu của chúa Nguyễn, là người duy nhất chạy thoát được. Mộ phần của dòng họ chúa Nguyễn, tức Nguyễn Hoàng, trong đó có mộ của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh của Nguyễn Phúc Ánh, tức vua Gia Long sau này, bị nhà Tây Sơn đào lên nghiền nát xương cốt rồi đổ ra sông. Chỉ có mỗi mộ phần của Nguyễn Kim, thân phụ của chúa Nguyễn là còn nguyên vẹn vì Nhà Tây Sơn không biết mộ ở đâu.

Điều vô cùng đáng tiếc là sau khi lên ngôi, vua Gia Long cũng đã trả thù Nhà Tây Sơn bằng những hành động tương tự, nếu không muốn nói là có phần tàn nhẫn hơn. Hành động này của vua Gia Long đã để lại nhiều tiếng xấu cho hậu thế vì dẫu sao vua Quang Trung cũng là một trong những người có công trong việc đánh đuổi ngoại xâm. Tuy nhiên vua Gia long đã không xâm hại đến mộ phần và gia tộc chúa Trịnh dù rằng hai bên đã trải qua bao năm chiến tranh hận thù suốt gần nửa thế kỷ. Điều đó cho ta thấy trong tâm, vua Gia Long không tàn tộc như Nhà Tây Sơn [16].

Thật ra thì cái hào quang chiến thắng quân Thanh ở gò Đống Đa đã làm lóa mắt người hậu thế nên chúng ta không thấy được mặt trái của Nhà Tây Sơn. Nếu đánh giá một cách khách quan và trung thực thì Nhà Tây Sơn có rất nhiểu điểm tương đồng với cộng sản Việt Nam, tức thuộc trường phái tà giáo hơn là chính giáo. Khi những "anh hùng áo vải" Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa, họ dùng danh nghĩa "phò Lê, diệt Trịnh" để lường gạt người dân. Và rồi sau khi diệt xong chúa Trịnh, Nhà Tây Sơn lại quay qua diệt và cướp chính quyền nhà Lê, buộc Lê Chiêu Thống phải chạy sang Trung Hoa tị nạn. 

Nếu không có Nhà Tây Sơn, làm gì đã có chuyện Lê Chiêu Thống "cõng rắn về cắn gà nhà", làm gì có quân Thanh xâm lược để có trận gò Đống Đa mà ca bài chiến thắng. Điều này cũng giống như nếu không có cộng sản Việt Nam, làm gì đã có trận Điện Biên Phủ để chúng kể công cho đến mãi ngày hôm nay. Cái khác biệt giữa Nhà Tây Sơn và cộng sản Việt Nam ở đây là sự hiện diện của quân Thanh trên bờ cõi Việt Nam là hậu quả gián tiếp, ngoài ý muốn của Nhà Tây Sơn, trong khi cộng sản Việt Nam mới chính là kẻ đã trải thảm đỏ đón thực dân Pháp về giày xéo quê hương.

Theo nghiên cứu của giáo sư George Dutton, University of California (UCLA), về giai đoạn từ lúc nổi dậy cho tới khi nắm quyền thì Nhà Tây Sơn có nhiều đặc tính giống như người cộng sản ngày nay. Nhà Tây Sơn có nhiều tham vọng trong chiến tranh giành quyền lực và họ vô cùng hà khắc, tàn nhẫn đối với dân và cực kỳ vô nhân đạo đối với kẻ thù [17].

Nhà Tây Sơn thuộc loại nham hiểm, nếu không muốn nói là bệnh hoạn, điều này cũng giống như cộng sản Việt Nam ở chỗ vô cớ nuôi lòng hận thù ngất trời đối với nhà Nguyễn mặc dù gia đình dòng họ chúa Nguyễn không hề làm bất cứ điều gì sai trái đối với bất cứ một ai. Ngược lại tám đời nhà Nguyễn mà Nhà Tây Sơn ra lệnh đào mồ, đổ xương cốt xuống sông, đều là những người đã có công trạng rất lớn đối với đất nước trong việc tuyên bố chủ quyền Hoàng, Trường Sa, và quan trọng hơn nữa là đã mở mang bờ cõi từ Phú Yên cho đến mũi Cà Mau. Vùng đất miền nam phì nhiêu mầu mỡ đó đã đem đến bao nhiêu cơm no áo ấm và bình yên cho dân tộc, thế mà lại có những kẻ nhẫn tâm biến gia đình dòng họ chúa Nguyễn thành thế lực thù địch của đất nước [16].

Điểm đáng nói nữa là anh em nhà Tây Sơn luôn có bất hòa và mang lòng thù nghịch lẫn nhau. Sau khi Nguyễn Huệ lên ngôi vua, ba anh em nhà Tây Sơn trở thành ba lãnh chúa, giành giựt chia đất nước Việt Nam làm ba miền để trị. Nguyễn Lữ chiếm miền nam từ Bình Thuận trở vào, Nguyễn Nhạc chiếm miền trung từ Bình Thuận cho đến Phú Xuân và tự xưng là Thái Đức Hoàng đế, còn Nguyễn Huệ, tức vua Quang Trung, cai quản miền bắc từ Phú Xuân trở ra. Giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ có nhiều lần suýt xảy ra chiến tranh vì bất đồng. Nguyễn Lữ thì yếu và hèn nhát. Khi Nguyễn Ánh chỉ mới chuẩn bị chiếm Gia Định, Nguyễn Lữ đã bỏ chạy ra miền trung trú ẩn trong lãnh thổ của Nguyễn Nhạc. Quá đau buồn vì mất hết cơ nghiệp, Nguyễn Lữ sinh bệnh mà chết ở đó. Dân tình lúc ấy vô cùng bất mãn khi phải sống dưới tay các bạo chúa nên đã chung tay góp sức giúp chúa Nguyễn tận diệt Nhà Tây Sơn. Chúng ta cũng có thể nói Nguyễn Ánh đã tái lập được triều đại nhà Nguyễn cũng là do ý muốn và ước nguyện của toàn dân.

Người cộng sản Việt Nam đã không nhìn và đánh giá lịch sử một cách khách quan mà lại đứng nghiêng hẳn về phía Nhà Tây Sơn lên án triều đại nhà Nguyễn. Chúng thần thánh hóa Nhà Tây Sơn lên với mục đích chính trị là để đả phá chính nghĩa của triều đại nhà Nguyễn, mà chủ yếu là để nhắm vào vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, người mà cộng sản đã quyết tâm cướp chính quyền hồi giữa thế kỷ thứ 20.


Liệu Việt Nam có thể thoát, không bị người Pháp đô hộ nếu như không có triều đại nhà Nguyễn?

Thực hư chuyện Nguyễn Ánh “chỉ đường” cho Pháp xâm lược ra sao? Số là vào năm 1777, Nguyễn Phúc Ánh, hay Nguyễn Ánh, cháu của chúa Nguyễn bị nhà Tây Sơn truy đuổi và cuối cùng phải rút về trú ẩn ở đảo Thổ Chu trong vịnh Thái Lan. Trước đó, tại Hà Tiên, Nguyễn Ánh gặp một nhà truyền giáo người Pháp là Pigneau de Behaine (hay Bá Đa Lộc), và từ đó ông ta đã trở thành một nhà cố vấn, đóng một vai trò quan trọng cho việc Nguyễn Ánh đánh bại Nhà Tây Sơn sau này. 

Pigneau de Behaine trở về Pháp năm 1787 xin giúp đỡ, và để trao đổi, ông ta viện cớ là người Pháp cần một vài căn cứ ở bờ biển Việt Nam để kiểm soát biển Đông cũng như các quần đảo trong khu vực, và từ đó có thể kiểm soát được mọi thương mại ở Á Châu. Ông ta cũng lấy danh nghĩa Nguyễn Ánh ký Hiệp ước Versailles, xin nhận 4 tàu chiến và 1,900 quân lính cùng vũ khí đầy đủ để đánh đổi cho người Pháp quyền kiểm soát đảo Phú Quốc và Hội An Đà Nẵng. Tuy nhiên nước Pháp lúc đó đang trong tình trạng rối ren trước cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến nên vua Louis XVI đã không thể can thiệp vào Việt Nam được [18]

Pigneau de Behaine quay qua vận động các hội đoàn và tổ chức tư nhân để gây quỹ giúp xây dựng quân đội cho Nguyễn Ánh. Ngày 24 tháng 7 năm 1789, bốn tàu chiến của Pháp cập bến Saigon nhưng chỉ với 350 binh lính và 20 sĩ quan Pháp. Dù thế nào, lực lượng của Nguyến Ánh lúc ấy đã lớn mạnh và cuối cùng đã đánh bại nhà Tây Sơn, thống nhất sơn hà vào năm 1802. Triều đại nhà Nguyễn một lần nữa được tái lập. Nguyễn Ánh lên ngôi vua và lấy niên hiệu Gia Long.

Nếu nhìn lại lịch sử thế giới thì từ khoảng thế kỷ thứ 15, sau khi các nước Âu châu chế được những chiếc thuyền buồm lớn vượt đại dương với những hệ thống định vị hàng hải khá chính xác, họ bắt đầu giao thương buốn bán với nhiều quốc gia khắp năm châu, và thời điểm đó cũng là mở đầu cho chủ nghĩa thực dân. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là hai quốc gia tiên phong áp đặt chế độ thực dân lên các nước mà họ có thể khống chế được. Đến khoảng cuối thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 19, các nước Âu châu đã thôn tính được hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả Mỹ. Dù Nguyễn Ánh, tức vua Gia Long sau này, có chỉ đường hay không chỉ đường, Việt Nam cũng khó có thể tránh khỏi trở thành thuộc địa của một trong số các nước thực dân đó, vì đơn giản Việt Nam có một vị trí chiến lược quan trọng ở Biển Đông. Kiểm điểm lại trong giai đoạn đó thì chỉ có 10 nước trên thế giới đã may mắn không bị thuộc địa hóa, bao gồm Afghanistan, Bhutan, Ethiopia, Iran, Nepal, Nhật bản, Saudi Arabia, Thái Lan, Triều Tiên và Trung Hoa [19].

Việc đi đến kết luận cho rằng Việt Nam bị Pháp xâm lược vì Nguyễn Ánh đã chỉ cho người Pháp "thấy" Việt Nam là một giả thuyết có thể đúng, có thể sai. Dưới khía cạnh khoa học, đi đến kết luận dựa trên điều kiện "chưa chắc đúng" hoặc "có thể sai" thì đó là một kết luận vô giá trị, không cần biết cái sai chiếm bao nhiêu phần trăm. Nên nhớ những nhà truyền giáo như Pigneau de Behaine đã có mặt ở Việt Nam từ thời hậu Lê, tức nhiều năm trước khi Nguyễn Ánh được gặp ông ta ở Hà Tiên. Không lẽ những người này không chỉ cho Pháp biết Việt Nam ở đâu hay sao!


Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập như thế nào?

Quân đội phát xít Nhật đã xuất hiện ở Việt Nam và giao tranh với Pháp từ khoảng cuối tháng 9 năm 1940, nhưng chỉ tập trung ở biên giới phía bắc để ngăn chặn Đồng Minh tiếp tế cho quân đội Trung Hoa Dân Quốc. Phải đến mãi ngày 9 tháng 3 năm 1945, sau khi lực lượng Đồng Minh bắt đầu tổng tấn công vào quân Nazi Đức ở Pháp, họ mới chính thức lật đổ chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương. Lập tức ngay sau đó, người Nhật tìm cách thay đổi nền chính trị Việt Nam, từ thể chế Quân chủ chuyên chế sang thể chế Quân chủ lập hiến, tức giống như thể chế chính trị của nước Anh ngày nay, và gọi đó là Đế quốc Việt Nam. 

Dưới áp lực của Nhật, vào ngày 7 tháng 4 năm 1945, vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn và cũng là vị vua cuối cùng của Việt Nam, đề nghị ông Trần Trọng Kim thành lập một chính phủ dân sự. Trần Trọng Kim vô cùng lưỡng lự nhưng cuối cùng cũng đã chấp nhận vai trò Thủ tướng và thành lập nội các gồm những nhân tài đất nước với đầy tâm huyết xây dựng quốc gia [20].

Hình 6: Trần Trọng Kim (đứng giữa hàng trước) và nội các

Thật bất hạnh thay, chỉ sau một thời gian ngắn, những người ra làm việc trong ban nội các của Trần Trọng Kim đã tỏ ra bất mãn khi thấy vai trò của họ chỉ là bù nhìn cho Nhật, dù rằng trước đó họ tin tưởng người Nhật cùng giống dân da vàng, rêu rao đến và giúp Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ, nhưng hành vi của họ lại không khác gì thực dân Pháp. Những người trong ban nội các lần lượt xin từ quan. Quá chán nản, Trần Trong Kim cũng quyết định bỏ cuộc, tuyên bố giải tán chính phủ vào ngày 25 tháng 8 năm 1945, tức chỉ chưa đầy 5 tháng sau ngày được  thành lập, hay mười ngày sau khi Hoàng đế Hirohito của Nhật quyết định đầu hàng cho Mỹ.


Những biến loạn tại Việt Nam trước khi quân Đồng Minh vào giải giới Nhật

Sau khi chính phủ dân sự Trần Trọng Kim tự giải tán, vua Bảo Đại một lần nữa được coi là người trị vì thiên hạ. Tuy vua Bảo Đại thoái vị vào ngày 26 tháng 8 năm 1945 nhưng đó là do áp lực và đe dọa từ phía cộng sản. Bài học lịch sử từ việc toàn bộ gia đình bảy người của Czar (Sa hoàng Nga) Nicholas II Romanov từng bị cộng sản Bolsheviks giết hại một cách man rợ vào năm 1918 [21] khiến Bảo Đại đã phải làm những việc cần thiết để bảo vệ sinh mạng giòng họ nhà Nguyễn. Đối với thế giới, việc trấn áp và tiêu diệt cộng sản, khôi phục lại ngôi vị cho vua Bảo Đại vẫn được coi là việc làm ưu tiên, quan trọng và cần thiết để ổn định an ninh và trật tự lại cho Việt Nam.

Vài ngày sau khi Nhật ký kết đầu hàng vô điều kiện, quân đội Đồng Minh, Anh và Trung hoa Dân Quốc, theo lệnh của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đổ vào Việt Nam giải giới quân Nhật. Tuy nhiên, không giống như các nước Đông Nam Á khác, họ đã gặp rất nhiều khó khăn vì quân cộng sản lợi dụng giai đoạn quân Nhật rút hết về đồn trú ẩn, nổi lên đánh phá các nơi. Trong khoảng thời gian trì hoãn, từ lúc Nhật tuyên bố buông súng cho đến khi họ ký kết văn bản đầu hàng, Việt Nam đã rơi vào khoảng chân không và khiến quân cộng sản Việt Nam có cơ hội tung hoành ngang dọc.

Quân Trung Hoa Dân Quốc tại miền bắc Việt Nam không mấy quan tâm đến việc ai chính, ai tà, hay ai đang nắm quyền, họ chỉ ngoan ngoãn thi hành những gì Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc giao phó, đó là việc giải giới và trục xuất quân Nhật về nước. Trong cùng giai đoạn, tình thế ở miền nam Việt Nam hoàn toàn khác hẳn. Quân Anh coi quân cộng sản là thành phần phiến loạn và thẳng tay đàn áp. Điều này cũng dễ hiểu vì là vua Bảo Đại lúc ấy được mọi quốc gia tôn trọng là người lãnh đạo hợp pháp tại Việt Nam, cũng giống như nước Anh lúc bấy giờ, trong khi quân cộng sản mới chính là đám lợi dụng nước đục thả câu nổi lên cướp chính quyền. 

Người Anh bắt đầu đổ quân vào miền nam Việt Nam ngày 13 tháng 9 năm 1945, và vì không ngờ phải đương đầu với quân cộng sản nên họ chỉ đem theo ít quân mà đa số là lính gốc Ấn Độ. Trước tình thế khó khăn, họ trang bị vũ khí cho khoảng một ngàn tù binh Pháp bị Nhật bắt giữ trước đó để tham gia dẹp loạn. Lính tù binh Nhật cũng đã được huy động và đóng góp trong việc duy trì an ninh trật tự tại các thành phố [22]. Đến ngày 5 tháng 10 năm 1945, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phái tướng Leclerc đưa 35,000 quân Pháp qua Việt Nam để hỗ trợ người Anh [23] ổn định tình hình và phải mất mấy tháng sau họ mới giải tỏa được áp lực mọi nơi. 

Quân Anh và Pháp tuy ít so với lực lương Việt Minh nhưng nói chung dày dạn kinh nghiệp vì họ đã thu thập được từ trận thế chiến trước đó, trong khi quân cộng sản Việt Nam chỉ mới tập cầm súng nên bị tổn thất rất nặng nề. Một lần nữa quân cộng sản Việt Nam tại miền nam lại phải rút về lại các căn cứ trong các khu rừng tăm tối. Quân Anh cảm thấy quá mệt mỏi vì phải gánh vác quá nhiều việc nhiều nơi trên thế giới nên sau khi tình thế tương đối đã ổn định, họ bàn giao miền nam Việt Nam cho Pháp theo Hiệp ước Ho-Sainteny (hay Hiệp Ước Sơ Bộ) được ký kết giữa Pháp và cộng sản Việt Nam tại Hà Nội ngày 6 tháng 3 năm 1946 [24] và rút hết ra khỏi Việt Nam vào ngày 30 tháng 3 năm đó.

Điều mỉa mai thay cái gọi là "nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" lúc ấy không được bất cứ một quốc gia nào công nhận, kể cả quốc gia mà cộng sản Việt Nam thần phục, một mực trung thành, nhất cử nhất động đều phải báo cáo, chờ chỉ thị đưa xuống rồi mới dám làm, đó là Liên bang Soviet, mà họ cũng không nhìn nhận. Nói một cách chính xác thì ở thời điểm đó, Stalin có một niềm tin không thể lay chuyển là “cộng sản châu Á yếu kém, vô kỷ luật và nhuốm màu lợi ích cá nhân cũng như chủ nghĩa dân tộc” [25] nên không thèm đếm xỉa gì đến Việt Nam. Việc đảng cộng sản Việt Nam tự giải thể vào năm 1941 để thành lập tổ chức Việt Minh khiến Stalin vốn đã coi rẻ và khinh bỉ cộng sản Việt Nam, nay lại càng xem Việt Minh là thành phần ly khai phản loạn nên không hề phản đối việc làm của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc lúc bấy giờ là trấn áp và tiêu diệt đảng cộng sản tại Việt Nam.


Tại sao người Anh không công nhận cộng sản Việt Nam?

Ở thời điểm Thế chiến Thứ II, thế giới coi Liên bang Soviet là Trục cộng sản, riêng biệt, không liên kết, nếu không muốn nói là đối nghịch với Trục phát xít Đức, Ý và Nhật.

Từ khi Lenin khai sinh ra đảng cộng sản, trong khoảng thời gian từ năm 1918 cho đến năm 1922 nước Nga đã xâm lược, đô hộ và đồng hóa 11 nước chung quanh bao gồm Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia, Kazakhstan, Kirghzia, Moldova, Tajikistan, Turmenistan, Ukraine và Uzberkistan và gọi chung là Liên Bang Soviet. Năm 1924 Stalin lên thay thế Lenin bị chết vì bị sơ cứng động mạch. (Nhiều tài liệu cho rằng Lenin chết vì biến chứng của căn bệnh giang mai đã lên tới óc [26].) Những chính sách hà khắc, dã man và khát máu của Stalin khiến người dân trong khối Soviet vô cùng điêu đứng. Báo Washington Post có một bài viết nói rằng “Gọi Stalin là loài khát máu ăn thịt đồng loại là một điều sỉ nhục cho các loại thú vật khát máu ăn thịt đồng loại” [27]. Nếu so sánh Stalin với Hitler thì cả hai đều đáng phỉ nhổ như nhau.

Trục phát xít Đức và Trục cộng sản Soviet là hai quốc gia đã châm ngòi nổ cuộc Thế chiến Thứ II bằng cách ký Hiệp ước Molotov–Ribbentrop (hay Non-Aggression Pact) vào ngày 23 tháng 8 năm 1939 tại Moscow, ngấm ngầm chia châu Âu làm hai vùng đông và tây để thống trị [28]. Đầu tháng 9 năm 1939, Hitler đưa quân tiến vào phía tây Ba Lan và đến ngày 17 thì Stalin đưa quân tiến vào phía đông. Cả hai dừng lại ở ranh giới giữa Ba Lan, được chia cắt lúc ký Hiệp ước Molotov–Ribbentrop

Hình 7: Tướng Nazi Đức Semyon Krivoshein và tướnSoviet Semyon Krivoshein bắt tay nhau tại ranh giới giữa Balan được chia cắt bởi Hiệp ước Molotov-Ribbentrop ký kết ở Moscow một tháng trước đó

Trục phát xít Đức sau đó quay về hướng tây đánh chiếm các nước tây Âu, bao gồm Pháp, Na Uy, Thụy Điển, Lục Xâm Bảo, Hòa Lan, Bỉ… và mở các cuộc tấn công dữ dội vào Anh. Còn Trục cộng sản Soviet quay qua phía đông tấn công vào Phần Lan ngày 30 tháng 11 năm 1939 nhưng không mấy thành công. Sau bốn tháng vất vả, quân Soviet chỉ chiếm được một giải đất hẹp của Phần Lan dọc theo biên giới. Đến mãi ngày 14 tháng 6 năm 1940, Soviet mới tiến chiếm thêm được ba quốc gia thuộc vùng Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania và sát nhập vào Liên bang Soviet.

Trong thời gian chiếm đóng Ba Lan, cả hai Trục phát xít Đức và Trục cộng sản Soviet đã tàn sát biết bao nhiêu người dân vô tội. Soviet đã giết khoảng 150 ngàn người dân Balan và trong đó câu chuyện Soviet bắt 22 ngàn lính sĩ quan Ba Lan ra trình diện rồi thủ tiêu không sót một người nào ở Katyn đã trở nên sống động trở lại trong những năm gần đây khi Quốc hội Nga công nhận tội ác đó là do quân Soviet gây nên. Còn quân Nazi Đức giết hại khoảng gần 6 triệu dân Ba Lan, trong đó có khoảng 3 triệu tín đồ Do thái giáo.


Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh giữa Nazi Đức và Liên bang Soviet

Hitler dù đã ký kết Hiệp ước Molotov–Ribbentrop với Stalin nhưng từ năm 1936, Hitler đã ký Hiệp ước Anti-Comintern (hay Hiệp ước Chống cộng) với Nhật và sau đó với Ý vì nhận thấy chế độ cộng sản có nhiều điều sai trái, nếu không muốn nói là ngu xuẩn. Nếu nhìn lại lịch sử nước Đức trong giai đoạn sau Thế chiến Thứ I, ngay từ buổi sơ khai thành lập phong trào phát xít, Hitler đã kết án nặng nề hai thế lực làm nước Đức suy yếu, đó là những tín đồ Do thái giáo và những người theo cộng sản [29]Việc Hitler và Stalin bắt tay nhau khiến thế giới vô cùng kinh ngạc, nhưng sau đó hiểu ra rằng sau lưng là cả một ý đồ đen tối về tham vọng thống trị châu Âu của hai tên đồ tể khát máu đó.

Thật ra thì cả Stalin và Hitler đều có những âm mưu và tham vọng riêng đằng sau việc bắt tay nhau. Mục tiêu của Hitler khi ký Hiệp ước Molotov–Ribbentrop là để quân Nazi Đức có thể tập trung toàn lực vào việc xâm lược các nước tây Âu và đồng thời dùng Soviet kiềm chế các nước đông Âu, tạo nên lá chắn bảo vệ phía đông nước Đức. Không có tài liệu nào cho thấy Hitler có ý đồ chống lại Stalin ở thời điểm đó. Còn âm mưu của Stalin có phần thâm độc hơn là sẽ dùng cuộc xâm lược tây Âu của Nazi Đức như một cuộc chiến tranh ủy nhiệm để bành trướng chủ nghĩa cộng sản sang toàn châu Âu. Stalin định rằng sẽ mở cuộc tổng tiến công và chiếm nước Đức sau khi Hitler chinh phục xong tây Âu, rồi từ đó áp đặt chế độ cộng sản lên toàn châu Âu [30]Hitler dù không biết âm mưu của Stalin nhưng đã hành động đúng lúc để ngăn chặn làn sóng đỏ tiến về phía tây Âu.

Sau khi chiếm xong Pháp, Hitler nhận thấy việc ký kết Hiệp ước Molotov–Ribbentrop là một sai lầm vì đã đánh giá quá cao sức mạnh quân sự của Stalin trong khi thực lực của quân Soviet lại quá thấp. Trong nỗ lực đánh chiếm Phần Lan, quân Soviet tuy rất đông nhưng bị thiệt hại nặng nề nên Hitler cảm thấy vững tâm ra lệnh cho các tướng lãnh lên kế hoạch loại trừ Soviet ra khỏi đông Âu, và xa hơn nữa là tiến chiếm Soviet để tận diệt chế độ cộng sản.

Sau gần hai năm chuẩn bị, ngày 22 tháng 6 năm 1941, chiến dịch Barbarossa được bắt đầu. Hitler đưa ba triệu quân và ba ngàn xe tăng đánh bật quân Soviet ra khỏi Ba Lan rồi từ đó tiến quân thẳng vào đất Soviet, trực chỉ Leningrad (tức St. Petersburg sau này), Stalingrad (tức Volgograd) và Moscow, với tham vọng sẽ chiếm được toàn bộ Soviet trong một thời gian ngắn.

Hình 8: Đường tiến quân của Nazi Đức vào Liên bang Soviet trong chiến dich Barbarossa

Năm 1941, lúc quân Nazi Đức bắt đầu mở cuộc tấn công vào Soviet, Harry Truman còn đang là một Thượng nghị sĩ, ông ta đã nói rằng: “Nếu thấy Nazi Đức đang thắng, chúng ta sẽ phải giúp Soviet, (và ngược lại) nếu thấy Soviet đang thắng, chúng ta sẽ phải giúp Nazi Đức, và với cách đó, hãy để chúng giết hại lẫn nhau càng nhiều càng tốt” [31]. Điều này cho thấy chính trường Mỹ lúc đó có nhiều ác cảm với cả hai Trục phát xít và Trục cộng sản vì lo sợ nếu để Hitler tiêu diệt được Soviet, Nazi Đức sẽ chiếm được một nguồn tài nguyên và nhân lực khổng lồ, và từ đó họ sẽ trở nên nguy hiểm hơn gấp ngàn lần. Ngược lại nếu Soviet đánh bại quân Nazi Đức, Soviet sẽ tiến chiếm và nhuộm đỏ toàn bộ châu Âu.


Vậy thì tại sao Trục cộng sản Soviet lại trở thành một thành viên của Đồng Minh?

Quân Nazi Đức đã giành được nhiều thắng lợi lúc ban đầu khi tiến vào đất Soviet nhưng khi đến gần Moscow, Leningrad và Stalingad thì bắt đầu gặp khó khăn vì trời chuyển lạnh. Mùa Đông băng giá ở Nga quá khắc nghiệt nên việc tiến quân của Nazi Đức bị chậm lại. Nhiều giả thuyết cho rằng Hitler đã tính toán sai thời điểm, nhưng nếu nhìn kỹ lại, ta thấy đó cũng có thể là những gì nằm trong dự tính của chiến dịch Barbarossa. Có thể Hitler cho rằng một khi Moscow, Leningrad và Stalingad bị quân Đức bao vây vào mùa đông, lính Soviet sẽ nhanh chóng đầu hàng vì thiếu lương thực. Tài liệu sau này cho thấy sự thật còn ghê rợn hơn nữa vì chiến dịch Barbarossa của Nazi Đức bao gồm một kế hoạch vô cùng tàn nhẫn, được gọi là "der Backe-Plan" (hay Kế hoạch Bỏ đói) [32], là sẽ cướp toàn bộ kho lương thực của Soviet để nuôi lính Nazi và dân Đức, rồi dùng cách đó để giết hết dân Soviet bằng nạn đói [33].

Điều không ngờ cho Hitler là chỉ ít lâu sau khi Nazi Đức tiến quân vào đất Soviet, trợ lý của Tổng thống Roosevelt là Harry Hopkins đã bay qua gặp Stalin ở Moscow để đánh giá tình hình [34]. Khi trở về, ông ta cho biết quân Soviet tuy đông nhưng không đủ khả năng chống trả lại quân Đức vì trình độ khoa học kỹ thuật và quân sự của Đức đã tiến quá xa. Ước tính của ông ta là chỉ mất độ sáu tuần nữa Soviet sẽ rơi vào tay Trục phát xít Đức. Trước hoàn cảnh khó khăn, Stalin cũng tỏ ý muốn Soviet được gia nhập Đồng Minh để được giúp đỡ chống trả lại Nazi Đức [35]. Các nước châu Âu bất đắc dĩ chấp nhận Soviet gia nhập Đồng minh vì một lý do duy nhất là không muốn Soviet rơi vào tay Nazi Đức, nhưng mọi người vẫn coi Soviet là Trục cộng sản, nguy hiểm không kém Trục phát xít Đức.

Với 50 tỷ đô la (tương đương 1000 tỷ đô la ngày nay) từ đạo luật Lend-Lease của Mỹ [36], lập tức hàng triệu tấn lương thực, máy bay, xe tăng, đầu máy xe lửa, trang thiết bị quân sự được Mỹ và Anh chở qua và đã giúp Soviet từ từ hồi phục, nhưng phải mất gần bốn năm sau Soviet mới đánh bại được quân Nazi Đức. Vào giai đoạn gần cuối Thế chiến Thứ II, tinh thần và khả năng chiến đấu của binh sĩ Nazi Đức đã sa sút nghiêm trọng vì tiếp tế thiếu hụt [37] do hệ thống hậu cần và tiếp vận đã bị máy bay Anh và Mỹ oanh tạc sơ xác nên khi bị quân Soviet áp đảo, chúng lần lượt buông súng đầu hàng. Điều quan trọng là nếu không có đạo luật Lend-Lease của Mỹ, Liên bang Soviet đã trở thành dĩ vãng đúng nửa thế kỷ sớm hơn như những gì chúng ta đã thấy. Phải chi lúc đó Mỹ nhắm mắt làm ngơ thì Việt Nam đâu đã phải trải qua cảnh nồi da xáo thịt, thế giới đâu phải mất đi gần trăm triệu người cho một chế độ cộng sản bất nhân, bất chính, bất nghĩa.

Những gì xảy ra tiếp theo khiến phe Đồng Minh vô cùng thất vọng nếu không muốn nói là tức giận vì đã bỏ ra bao nhiêu nỗ lực, công sức giúp Soviet thoát ách xâm lược của Nazi Đức thì ngay lúc hòa bình đang sắp được vãn hồi, Trục cộng sản Soviet lại không từ bỏ tham vọng mà Stalin đã giao ước với Hitler từ trước Thế chiến Thứ II, đưa quân trở lại đông Âu, chiếm đóng và biến nhiều nước thành thuộc địa cộng sản, bao gồm Albania, Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Romania, Yugoslavia, Tiệp Khắc và một phần đất của Phần Lan.

Hình 9: Những nước đông Âu vào tay Soviet sau Thế chiến Thứ II

Tài liệu giải mật mới đây từ kho Dữ liệu Quốc gia (National Archives) của Anh cho biết Thủ tướng Churchill đã lên kế hoạch Operation Unthinkable (hay Chiến dịch Điều không thể tưởng tượng được) vào ngày 22 tháng 5 năm 1945 để tấn công Soviet, dự định sẽ khai hỏa vào ngày 1 tháng 7 năm 1945 để đẩy lùi quân Soviet ra khỏi đông Âu. Kế hoạch đó bị các tướng lĩnh quân đội Anh phản đối vì một phần biết khó có thể thành công khi quân số của Soviet đông hơn gấp đôi quân Đồng Minh, kể cả việc dùng nhiều sư đoàn còn lại của quân Nazi Đức, một phần thế giới hy vọng việc giải phóng đông Âu có thể được giải quyết trong hòa bình bằng cách đưa vấn đề ra trước Liên Hợp Quốc, buộc Soviet phải trả lại nền độc lập cho các nước thuộc địa của họ. Cuộc bầu cử ở Anh năm 1945 đã kết thúc sự nghiệp chính trị của Churchill và kế hoạch tấn công Soviet để giải phóng đông Âu cũng không còn được ai nhắc đến nữa [38]

Ba tháng sau khi Nazi Đức chính thức đầu hàng, Trục cộng sản Soviet chỉnh đốn lại hàng ngũ rồi đưa một triệu sáu trăm ngàn Hồng quân tiến về phia bờ biển Thái bình Dương, tiếp tục hoành hành và đánh phá không thua gì bên châu Âu [39]. Quân Soviet bắt đầu tiến chiếm Mãn Châu, Triều Tiên và phía nam đảo Sakhalin. Quân Mao Trạch Đông, lúc đó còn dựa vào sức mạnh của Soviet, tiến nhanh tiến mạnh, chuẩn bị nhuộm đỏ Trung Hoa. Ở Việt Nam, Trục cộng sản Soviet cũng đang từ từ gặm nhấm khắp nơi. Tất cả các yếu tố đó giúp ta hiểu được vì sao phản ứng của quân Anh, ngoài việc giải giới quân Nhật ở Việt Nam, họ cũng cương quyết ra tay chận đứng làn sóng xâm lược của Trục cộng sản ở miền nam Việt Nam.


Ai đưa thực dân Pháp trở về thống trị Việt Nam lần thứ hai thêm chín năm nữa?

Trong giai đoạn quân cộng sản ở miền nam Việt Nam giao tranh gay gắt và thảm bại trước quân đội của Đồng Minh, viễn ảnh quân đội Anh có thể thay thế quân đội Trung hoa Dân Quốc ở miền bắc do tình thế bên Trung hoa ngày càng nguy ngập trước sự tiến công của quân đội do Mao Trạch Đông lãnh đạo. Đảng cộng sản Việt Nam cảm thấy bế tắc nên đã âm mưu cũng như cố gắng mọi nỗ lực đưa người Pháp trở về Việt Nam thay thế quân Anh và Trung hoa Dân Quốc trước khi quân Đồng Minh có cơ hội tiêu diệt toàn bộ lực lượng cộng sản ở Việt Nam. 

Hồ Chí Minh sau nhiều tháng thương lượng, người Pháp cuối cùng cũng đã đồng ý. Đến ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hiệp ước Ho-Sainteny được ký kết tại Hà Nội, cho phép quân đội Pháp trở lại và tiếp tục đồn trú ở Việt Nam. Hiệp ước Ho-Sainteny có nhiều chi tiết, nhưng điểm chính là Pháp sẽ nhìn nhận Việt Nam là “một nhà nước tự do, có chính phủ, quốc hội, quân đội và ngân khố riêng, thuộc Liên bang Đông Dương và Liên bang Pháp”. Điều này có nghĩa giấc mơ “độc lập” của cộng sản, như chúng vẫn rêu rao trong bản tuyên ngôn độc lập mà Hồ Chí Minh đọc ở Ba Đình trước đó, có ảo giác như đã nằm trong tầm tay với.


Tại sao đảng cộng sản Việt Nam đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rồi lại rước thực dân Pháp về với hy vọng họ sẽ trao trả độc lập cho Việt Nam?

Đây là phần quan trọng nhưng mờ nhạt trong giai đoạn lịch sử đen tối của dân tộc, và lẽ dĩ nhiên cộng sản Việt Nam luôn tìm cách che dấu, né tránh, nhào nặn và bóp méo trang sử theo một chiều hướng có lợi cho chúng.

Việc giải giới quân đội phát xít Nhật ở Đông Dương đã được chuẩn bị và thực hiện đúng như những quyết định của Đồng Minh tại Potsdam, dưới sự chỉ đạo của chỉ huy trưởng tối cao mặt trận Thái Bình Dương là tướng Douglas MacArthur (Mỹ). Đây là một việc làm có quy củ, trật tự và trong sáng chứ không phải chuyện các cường quốc lợi dụng nước đục thả câu, xâm lược Việt Nam một cách tùy tiện, rồi đánh phá, cướp bóc, như những gì cộng sản Việt Nam tuyên truyền.

Mặc dù Nhật tuyên bố buông súng đầu hàng từ giữa tháng 8 nhưng vì ảnh hưởng của trận bão, cho đến mãi ngày 2 tháng 9 họ mới thực sự đặt bút ký, chính thức chấm dứt cuộc Thế chiến Thứ II. Theo lệnh của tướng MacArthur, để tránh đổ máu một cách vô ích, việc giải giới quân đội Nhật ở các nước bị Nhật chiếm đóng chỉ được thực hiện sau khi Nhật chính thức ký kết đầu hàng, tức cho đến mãi sau ngày 2 tháng 9 năm 1945. Trong bối cảnh tình thế rối ren ở Việt Nam vào lúc đó, đảng cộng sản Việt Nam đã đưa Hồ chí Minh từ trong chiến khu Tân Trào ra Hà Nội và đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập ở Ba Đình vào cùng ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Cái mà cộng sản Việt Nam gọi là "Cách mạng Tháng Tám", tức những gì xảy ra ở Việt Nam sau khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng, thực ra không hề mang một chút tính chất gì để có thể gọi là "cách mạng", mà đó chỉ là giai đoạn quân cộng sản Việt Nam lợi dụng lúc người Nhật rút lui hết về đồn chờ quân đội Đồng Minh đến giải giới đã tràn ra chiếm đóng các cơ sở hành chánh do người Nhật bỏ lại. (Xin được ghi chú là từ khi người Nhật xâm lược Việt Nam vào năm 1940 cho đến ngày họ bại trận và đầu hàng vào năm 1945, chưa hề có một cuộc giao tranh nào xảy ra giữa cộng sản Việt Nam và quân đội Nhật. Và cũng chưa hề có một người Nhật nào bị chết dưới nòng súng của cộng sản Việt Nam như những gì Trường Chinh viết trong cuốn sách "Cách mạng Tháng Tám".) Cộng sản Việt Nam vẫn gọi cuộc "Cách mạng Tháng Tám" là một hành động "cướp chính quyền" nhưng nói một cách chính xác thì đó chỉ là một cuộc "hôi chính quyền" không hơn không kém.

Điều sai trái nhất trong Hiệp ước Ho-Sainteny mà cộng sản Việt Nam ký kết với Pháp nửa năm sau khi Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập là việc chấp nhận cho Việt Nam được trực thuộc “Liên bang Pháp”. Đây đã là nguyên nhân dẫn đến việc người Pháp xâm lược Việt Nam lần thứ hai, áp đặt chế độ thực dân lên toàn Đông Dương thêm 9 năm nữa. "Liên bang Pháp" chẳng qua là một thực thể chính trị được tạo ra bởi hiến pháp năm 1946 của Cộng hòa Pháp thứ IV. Nó thay thế chế độ thực dân cũ bằng một chế độ thực dân mới bằng cách cho các nước thuộc địa có chút ít quyền tự trị với một số tiếng nói trong việc ra quyết định ở Paris.

So với việc vua Gia Long “chỉ đường” cho Pháp xâm lược Việt Nam, hay Lê Chiêu Thống "cõng rắn về cắn gà nhà", thì tội của đảng cộng sản Việt Nam còn nghiêm trọng gấp trăm ngàn lần vì đó mới đích thực là tội rước voi về giày mả tổ.


Yếu tố nào dẫn đến việc người Pháp trở lại Việt Nam?

Ngay sau khi tổ chức Liên Hợp Quốc được hình thành vào ngày 1 tháng 1 năm 1942 với 45 quốc gia thành viên, họ đã kêu gọi các nước châu Âu kết thúc chế độ thực dân và trao trả độc lập lại cho các nước thuộc địa. Chính Mỹ là nước kêu gọi mạnh mẽ nhất vì họ đã từng là thuộc địa của Anh từ những năm 1607 cho đến năm 1776 nên thấy rõ những bất công của chế độ thực dân. Tại Hội nghị Potsdam, lúc bàn tính việc giao Pháp giải giới Nhật ở Đông Dương, người Mỹ với tư cách một thành viên nồng cốt lãnh đạo Liên Hợp Quốc, đang trong nỗ lực ổn định trật tự thế giới và tìm cách giải thoát các nước thuộc địa khỏi chế độ thực dân, đã phản đối kịch liệt vì biết tham vọng và quyền lợi của người Pháp ở Đông Dương còn quá lớn và nếu như để người Pháp trở lại họ sẽ không bao giờ ra đi. 

Tổng thống Franklin Roosevelt cũng đã viết trong một bản ghi nhớ (memo) vào năm 1944 rằng “Đông Dương không nên được trao lại cho Pháp. Nước Pháp đã chiếm đất nước với ba mươi triệu dân cả trăm năm nay và người dân nghèo hơn lúc ban đầu. Pháp đã bóc lột họ cả trăm năm, người dân Đông Dương xứng đáng được hưởng những gì tốt đẹp hơn thế nữa." [40] Quyết định cuối cùng của Liên Hợp Quốc là phải chuyển giao cho Anh và Trung Hoa Dân Quốc giải giới Nhật ở Đông Dương, với hy vọng Việt Nam, Lào và Campuchia sẽ trở thành những quốc gia độc lập tự chủ như tất cả các quốc gia khác một khi quân đội phát xít Nhật bị trục xuât ra khỏi mọi nơi.

Sự thực mà nói thì Tổng thống Franklin Roosevelt trước đó không muốn Pháp trở lại Việt Nam vì không hiểu rõ những gì đang xảy ra. Đến thời Harry Truman, tại Hội Nghị Potsdam ông ta vẫn giữ nguyên lập trường của Tổng thống Franklin Roosevelt. Thế nhưng trong khi Liên Hợp Quốc đang kêu gọi các nước châu Âu trao trả độc lập cho các nước thuộc địa thì lúc Thế chiến Thứ II gần tàn, thế giới lại phải chứng kiến cảnh quân đội Soviet thôn tính và áp đặt chế độ cộng sản lên các nước đông Âu. Điều đó đã khiến Harry Truman thay đổi lập trường về Việt Nam khi đọc bản báo cáo của toán tình báo Deer Team của Mỹ đã từng nhảy dù xuống chiến khu Tân Trào sinh hoạt chung với Hồ Chí Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật, và được nghe tận tai Hồ Chí Minh khai nhận là người cộng sản. Dựa theo những diễn biến lịch sử tiếp theo, chúng ta có thể nói một cách khách quan rằng chính Tổng thống Harry Truman là người chỉ đạo kế hoạch đưa quân đội Pháp trở lại Việt Nam. Chúng ta có thể thấy rõ chủ trương và đường lối của Tổng thống Harry Truman lúc bấy giờ là Liên Hợp Quốc chỉ có thể trao trả độc lập lại cho Việt Nam một khi chế độ hợp pháp, tức vua Bảo Đại được phục hồi chức vị ở Việt Nam như hồi trước Thế chiến.


Liên bang Soviet giữ vai trò gì trong quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc đưa quân Pháp trở lại Việt Nam? 

Việc Hồ Chí Minh gởi Tổng thống Harry Truman lá thư vào ngày 18 tháng 1 năm 1946 [41] và tiếp theo là bức điện tín ngày 28 tháng 2 năm 1946 [42], không phải để xin thiết lập bang giao với Mỹ như vẫn thường được tuyên truyền, mà là để cầu cứu Tổng thống Harry Truman giúp ngăn chặn quân Pháp, không để họ tấn công vào quân cộng sản Việt Nam. Điều đó đã gián tiếp cho thấy Soviet lúc bấy giờ không hề có chút quan tâm gì đến Đông Dương. Mục tiêu mà Soviet đang nhắm tới sau Thế chiến Thứ II là được trở thành một thành viên của thế giới, bình thường như tất cả các nước tư bản khác. Những quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc gởi bốn sư đoàn lính Pháp đến Việt Nam trợ giúp quân đội Anh giải giới quân Nhật, mà trong đó Soviet là một trong năm thành viên thường trực bỏ phiếu thuận, nhưng họ không hề thông báo lại cho phía cộng sản Việt Nam hay. Nếu cộng sản Việt Nam biết chúng chính là đối tượng mà Liên Hợp Quốc đang tìm cách trấn áp và tiêu diệt thì Hồ Chí Minh đâu đã ngây thơ đến độ viết thư cầu cứu Tổng thống Harry Truman như vậy. 

Xin được ghi chú là Stalin chỉ thực sự chú ý đến cộng sản Việt Nam vài năm sau Thế chiến Thứ II khi Soviet bất đầu bị thế giới cô lập vì những bất đồng về vấn đề đông Âu [43], và đó cũng là thời điểm khởi đầu cho cuộc chiến tranh lạnh, tức vào khoảng năm 1947. Đến ngày 30 tháng 1 năm 1950 Liên bang Soviet trở thành nước đầu tiên trên thế giới chính thức công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Công Hòa, với mục đích để phục vụ cho bản chất man rợ của Stalin là biến Việt Nam thành tiền đồn chống lại thế giới. Cộng sản Việt Nam quá mê muội, nếu không muốn nói là quá ngu xuẩn, nên đã để Liên bang Soviet xúi giục và dẫn dắt vào cuộc chiến tranh xâm lược miền nam Việt Nam. Bốn triệu sinh mạng người dân Việt đã phải trải ra thành chiếc thảm đỏ để đưa Liên bang Soviet tiến lên đỉnh cao của trí tuệ loài người. Tài liệu của đảng cộng sản Việt Nam sau này cho thấy những người lãnh đạo như Lê Duẩn hiểu rất rõ vị thế của mình trên chính trường thế giới, thế nhưng quyền lợi dân tộc không bao giờ có chỗ đứng trong trái tim và tham vọng của những người tin vào một thế giới đại đồng.


Diễn biến dẫn đến việc quân Pháp áp đặt chế độ thực dân lên Viêt Nam lần thứ hai

Chuyện cộng sản Việt Nam ký Hiệp ước Ho-Sainteny đón Pháp về không phải là việc làm âm thầm bí mật để hất cẳng Anh và Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi Việt Nam như những lời đồn đại. Mọi diễn biến sau khi Hiệp ước này được ký kết đều xảy ra trong vòng trật tự và kỷ luật trước sự chứng kiến của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chứ không hề có tranh chấp giành giựt lãnh thổ giữa Pháp và Trung hoa Dân Quốc như trong các tuyên truyền của cộng sản. 

Sau khi ký kết Hiệp ước Ho-Sainteny, người Pháp đã trở lại miền bắc Việt Nam và mọi thứ diễn ra đúng như dự định. Tuy nhiên cộng sản Việt Nam bắt đầu ý thức được giới hạn của vai trò "tiểu bang" trong cái gọi là "Liên bang Pháp", chẳng qua cũng chỉ là một nước thuộc địa không hơn không kém. Tất cả các điều khoản cho phép cộng sản được có hay được làm đều phải đặt dưới sự giám sát và cho phép của người Pháp. Chúng vô cùng thất vọng vì người Pháp một lần nữa vẫn muốn áp đặt chế độ thực dân lên Việt Nam. Tàu chiến Pháp bắt đầu hiện diện nhiều nơi ở vịnh Bắc bộ, kiểm soát các tàu bè qua lại. Đến tháng 7, 1946 cộng sản Việt Nam đề nghị họp lại với Pháp để sửa đổi và bổ túc những điều ký kết trong Hiệp ước Ho-Sainteny, thế nhưng người Pháp từ chối, không muốn thay đổi lại bất cứ một chi tiết nào.

Có thể rằng mục đích tối hậu của cộng sản Việt Nam vào lúc ký kết Hiệp ước Ho-Sainteny với Pháp là để thế giới biết đến và công nhận sự hiện hữu của một quốc gia với cái tên gọi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do người cộng sản lãnh đạo, bất chấp những thiệt thòi và hiểm họa có thể đem đến cho dân tộc. Người Pháp như thấy rõ âm mưu đó và để tránh mang tiếng là nước đầu tiên công nhận chế độ cộng sản Việt Nam nên điều quan trọng nhất là điều khoản số 1 trong hiệp ước Ho-Sainteny, người Pháp dùng tên gọi "Việt Nam Cộng Hòa" cho phía Việt Nam, chứ không phải "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa". Không rõ vì sao những người nhiều năm sống bôn ba bên Pháp như Hồ Chí Minh lại có thể như bị bịt mắt khi ký tên vào một hiệp ước quan trọng như vậy.

Sau khi người Pháp đổ quân vào Việt Nam, cộng sản Việt Nam ý thức được việc đón Pháp trở lại Việt Nam là một sai lầm nghiêm trọng khi nhìn ra chung quanh thấy các nước trên thế giới vốn là thuộc địa của các nước tây Âu nay đều đã giành lại được độc lập tự do và hoàn toàn tự chủ. Hóa ra cái việc mà chúng đắc chí, cho là khôn ngoan khi đón Pháp về Việt Nam lại là một việc làm cực kỳ ngu xuẩn, đem lại đại họa về cho dân tộc. Việc người Pháp từ chối ngồi xuống họp để thay đổi cái gọi là "Hiệp ước Sơ bộ" thành một "Hiệp ước Chính thức" càng khiến cộng sản Việt Nam thêm tức tối, như bị mắc vào lưới do chính chúng giăng ra. Có thể rằng nỗi ấm ức vì sai lầm đó khiến chúng bắt đầu nung nấu, chuẩn bị một cuộc kháng chiến để loại bỏ chế độ thực dân Pháp ra khỏi Việt Nam.

Ngày 20 tháng 11 năm 1946, hải quân Pháp chặn bắt một tàu buôn lậu ngoài khơi vịnh Bắc bộ và đưa về cảng Hải Phòng xử lý [44]. (Các tài liệu sử thế giới gọi chiếc tàu buôn lậu đó là "contraband", tức hàm ý có chứa vũ khí tiếp tế cho cộng sản Việt Nam.) Khi cả hai đang neo đậu ở đó thì bị cộng sản Việt Nam tấn công, bắn vào cả hai tàu khiến 23 lính Pháp bị chết và vài ngày sau, lại thêm 6 lính Pháp bị bắn chết cũng tại ngay cảng này. Tướng Pháp Valluy tức giận và tuyên bố phải dạy cho cộng sản Việt Nam một bài học. Hắn ta ra lệnh cho tàu tuần dương Pháp Suffren nã pháo vào Hải Phòng và kết quả vào khoảng sáu cho tới mười ngàn người dân vô tội đã bị chết và vô số người bị thương. Cùng tối hôm đó, các nhà máy phát điện ở miền bắc bị cộng sản Việt Nam phá nổ và tiếp theo là việc bắt cóc 600 công dân Pháp ngoài bắc. Như đã được chuẩn bị từ lâu, một cuộc tổng tiến công và nổi dậy diễn ra giống như Tết Mậu thân ở miền nam Việt Nam sau này, các thành phố lớn ở Việt Nam đồng loạt xảy ra giao tranh dữ dội giữa quân cộng sản Việt Nam và Pháp. Thế nhưng, cũng giống như trận Mậu Thân, phe cộng sản đều bị đẩy lui tại mọi nơi và chỉ ít lâu sau đó người Pháp đã truy đuổi toàn bộ quân cộng sản về các chiến khu tăm tối trong rừng Việt Bắc. Người Pháp nghiễm nhiên trở lại vai trò thực dân mà họ đã có từ trước cuộc thế chiến.


Tóm lại, cộng sản Việt Nam đón Pháp về chỉ là việc rước voi về giày mả tổ

Chúng vẫn thường khoe khoang là khôn ngoan, thủ đoạn, biết dùng sức mạnh mềm điều khiến các cường quốc để họ làm những điều chúng muốn. Thực tế cho thấy chúng chỉ là nô lệ cho cộng sản quốc tế, luôn phải dựa vào ngoại bang để tồn tại, rồi đưa đất nước qua biết bao nhiêu đau thương tang tóc mà cuối cùng chẳng làm được điều gì ích nước lợi dân. Suy cho cùng, nếu Việt Nam không có cộng sản, Liên Hợp Quốc đã trao trả độc lập lại cho Việt Nam từ ba phần tư thế kỷ trước như tất cả các quốc gia khác trên thế giới sau khi trục xuất quân phát xít Nhật về nước. 

Nếu cộng sản đừng đưa Pháp về thì làm gì có chuyện hàng triệu người phải hy sinh tính mạng để đánh đuổi thực dân Pháp, tiếp theo là đế quốc Mỹ, rồi thì giặc Khmer đỏ, và cuối cùng với cả đàn anh cũng như ân nhân của mình là cộng sản Trung hoa. Đấy là chưa kể đến việc chính cộng sản Việt Nam đã toa rập với cộng sản Trung Hoa ký hiệp ước chia đôi đất nước với thực dân Pháp, mà hậu quả là một cuộc chiến tranh tương tàn giữa anh em, họ hàng, đồng bào ruột thịt kéo dài suốt hai mươi năm. Tệ hại hơn nữa chúng còn ký giấy trao Trường Sa, Hoàng Sa và Biển Đông cho cộng sản Trung hoa để đổi lấy súng đạn dùng trong việc xâm lược miền nam Việt Nam.  

Nói một cách chính xác thì cộng sản Việt Nam chính là kẻ đốt nhà rồi kể công chữa cháy chứ chưa bao giờ thực sự có công trạng gì với đất nước.

Chúng ta có thể kết luận rằng sự hiện diện của cộng sản ở Việt Nam hoàn toàn không phải là do ý nguyện của người dân. Tất cả các tuyên truyền về chính nghĩa của chúng chỉ là những lời gian dối, xảo trá và bịa đặt. Chỉ có một điều duy nhất mà chúng thành thật và công khai với người dân là những gì chúng có được ngày hôm nay là thành quả của việc ăn cướp. Tiếc thay chính chúng ta lại là nạn nhân của những kẻ ăn cướp đó. 

Thật quá bất hạnh thay cho một dân tộc Việt Nam hiền hòa, yêu chuộng hòa bình, lại bị một lũ gian manh sỏ mũi dẫn đi. Một điều chắc chắn là nếu không có cộng sản, Việt Nam ngày nay chắc hẳn đã là một trong những nước giàu mạnh trong vùng Đông Nam Á.

------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------

Nguồn trích dẫn

[1] Japan's Territorial Expansion 1931-1942
https://worldview.stratfor.com/article/japans-territorial-expansion-1931-1942

[2] The Yalta Conference, 1945
https://history.state.gov/milestones/1937-1945/yalta-conf

[3] The Potsdam Conference, 1945
https://history.state.gov/milestones/1937-1945/potsdam-conf

[4] Truman drops hint to Stalin about a "terrible" new weapon
https://www.history.com/this-day-in-history/truman-drops-hint-to-stalin-about-a-terrible-new-weapon

[5] First Indochina War
https://en.wikipedia.org/wiki/First_Indochina_War

[6] United Nation - History
https://www.un.org/fr/node/44721

[7] U.S. EMBASSY IN GEORGIA
https://ge.usembassy.gov/commemorating-the-united-nations-declaration/

[8] Tuyên bố bởi Liên Hiệp Quốc
https://www.un.org/en/about-us/history-of-the-un/preparatory-years#:~:text=1942%3A%20The%20Declaration%20by%20United%20Nations&text=The%20Declaration%20by%20United%20Nations%20contained%20the%20first%20official%20use,Roosevelt.

[9] Dumbarton Oaks and Yalta Conference (1944-1945)
https://www.un.org/en/model-united-nations/history-united-nations

[10] Carnegie Council - Did Nuclear Weapons Cause Japan to Surrender?
https://www.carnegiecouncil.org/education/008/expertclips/010

https://foreignpolicy.com/2013/05/30/the-bomb-didnt-beat-japan-stalin-did/

[12] The Soviet Invasion of Manchuria led to Japan’s Greatest Defeat
https://warfarehistorynetwork.com/article/the-soviet-invasion-of-manchuria-led-to-japans-greatest-defeat/#:~:text=Operation%20August%20Storm%2C%20the%20massive,end%20to%20World%20War%20II.&text=To%20the%20Soviet%20military%2C%20it,the%20Manchurian%20Strategic%20Offensive%20Operation.

[13] South Sakhalin Offensive Operation
https://codenames.info/operation/south-sakhalin-offensive-operation/

https://www.history.com/this-day-in-history/soviets-declare-war-on-japan-invade-manchuria

[15] Japan surrenders, bringing an end to WWII
https://www.history.com/this-day-in-history/japan-surrenders

[16] Vì sao vua Gia Long trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn?
http://nghiencuuquocte.org/2016/10/30/vi-sao-vua-gia-long-tra-thu-tan-khoc-nha-tay-son/

[17] The Tay Son Uprising: Society and Rebellion In Eighteenth-Century Vietnam
https://uhpress.hawaii.edu/title/the-tay-son-uprising-society-and-rebellion-in-eighteenth-century-vietnam/

[18] French assistance to Nguyễn Ánh
https://military.wikia.org/wiki/French_assistance_to_Nguy%E1%BB%85n_%C3%81nh

[19] 10 Countries Who Were Never Colonized By Europeans
https://www.worldatlas.com/articles/10-countries-who-were-never-colonized-by-europeans.html

[20] Chính phủ Trần Trọng Kim
https://nghiencuulichsu.com/2016/08/16/chinh-phu-tran-trong-kim/

[21] Romanov family executed, ending a 300-year imperial dynasty
https://www.history.com/this-day-in-history/romanov-family-executed

[22] Tommy vs. Charlie – Britain’s Forgotten Six-Month War in Vietnam
https://militaryhistorynow.com/2012/11/22/tommy-vs-charlie-britains-six-month-war-in-vietnam/

[23] Britain ... In The Vietnam War?
https://www.forces.net/heritage/history/britain-vietnam-war

[24] Franco-Vietnam Agreement of March 6th, 1946
http://www.vietnamgear.com/march6agreement.aspx

[25] Chinese and Soviet Involvement In Vietnam
https://alphahistory.com/vietnamwar/chinese-and-soviet-involvement/
https://www.israel21c.org/israeli-researchers-solve-mystery-of-lenins-death/

[27] Calling Stalin a “bloodthirsty cannibal” is an insult to bloodthirsty cannibals
https://www.washingtonpost.com/news/volokh-conspiracy/wp/2015/01/15/calling-stalin-a-bloodthirsty-cannibal-is-an-insult-to-bloodthirsty-cannibals/

[28] German-Soviet Nonaggression Pact
https://www.britannica.com/event/German-Soviet-Nonaggression-Pact

[29] Origins of Neo-Nazi and White Supremacist Terms and Symbols
https://www.ushmm.org/antisemitism/what-is-antisemitism/origins-of-neo-nazi-and-white-supremacist-terms-and-symbols

[30] Soviet offensive plans controversy
https://wp-en.wikideck.com/Soviet_offensive_plans_controversy

[31] ‘He is honest — but smart as hell’: When Truman met Stalin
https://www.washingtonpost.com/news/retropolis/wp/2018/07/17/he-is-honest-but-smart-as-hell-when-truman-met-stalin

[32] Nazi Agrarian Politics in the Occupied Territories of the Soviet Union
https://www.cambridge.org/core/journals/contemporary-european-history/article/abs/food-and-genocide-nazi-agrarian-politics-in-the-occupied-territories-of-the-soviet-union/96622C97783F907D2D2516D898EBEC51

[33] Herbert Backe – The Nazi Behind one of the Cruelest Engineered Famines Ever
https://www.thevintagenews.com/2018/07/13/herbert-backe/

[34] How Harry Hopkins Became One of the Most Influential Persons in FDR’s Life
https://www.historynet.com/harry-hopkins-president-franklin-d-roosevelts-deputy-president.htm

[35] Why did the Soviet Union join the Allies?
https://socratic.org/questions/why-did-the-soviet-union-join-the-allies

[36] The Lend-Lease Act
https://www.loc.gov/item/today-in-history/october-23/#:~:text=The%20Lend%2DLease%20Act%2C%20approved,nation%27s%20official%20position%20of%20neutrality.

[37] Why did Germany lose?
https://www.theholocaustexplained.org/life-in-nazi-occupied-europe/the-second-world-war/why-did-germany-lose/

[38] Operation Unthinkable – Churchill’s plans to invade the Soviet Union
https://www.thehistorypress.co.uk/articles/operation-unthinkable-churchill-s-plans-to-invade-the-soviet-union/

[39] On This Day in 1945 the Soviet Union Declared War on Japan
https://www.themoscowtimes.com/2019/08/08/otd-aug-8-ussr-war-japan-a66761

[40] Memorandum by President Roosevelt to the Secretary of State
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1944v03/d708
https://todaysdocument.tumblr.com/post/640657324945620993/letter-from-ho-chi-minh-to-president-harry-truman#:~:text=For%20this%20reason%2C%20on%20behalf,us%20in%20our%20reconstruction%20work.

https://iowaculture.gov/sites/default/files/primary-sources/images/history-education-pss-vietnam-hochiminh-source_0.jpg

[43] The Cold War
https://www.history.com/topics/russia/history-of-the-soviet-union

[44] The Haiphong Incident
https://www.worldhistory.biz/world-war-i/16465-the-haiphong-incident.html

------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------

Phần phụ chú

Hiệp ước Pháp-Việt Ho-Sainteny
ký kết ngày 6 tháng 3 năm 1946

Nguồn: http://www.vietnamgear.com/March6agreement.aspx

Hình 10: Hiệp ước Hồ Chí Minh-Sainteny ký kết ngày 6/3/1946 ở Hà Hội

 

Franco-Vietnam Agreement of March 6th, 1946

The government of the French Republic, represented by M. Sainteny, a delegate from the High Commissioner of France, properly authorized by Admiral D’Argenlieu, High Commissioner of France, in who resides the sovereign powers of the French Republic, on one part;

The following has been agreed upon:

1.  The French government recognizes the Republic of Vietnam as a free state, having its own government, parliament, army and treasury, belonging to the Indo-Chinese Federation and to the French Union.

Concerning through unification of the three ky (Tonkin, Annam And Cochin-China) , the French government binds itself to carry out the decisions taken by the population through a referendum.

2.  The government of Vietnam declares itself ready to accept amicably the French army when, in conformance with international agreements, it relieves Chinese forces. An annex agreed upon and attached to the present preliminary convention will establish the terms according to which the relief operations will be effected.

3.  The stipulations formulated above will enter into force immediately. Directly after the exchange of signature, each of the high contracting parties will take all necessary measures to stop hostilities immediately, to keep the military forces in their respective positions and to create the favourable climate necessary to the immediate opening off friendly and frank negotiations.

These negotiations will bear especially on the diplomatic relations of Vietnam with foreign states; the future status of Indo-China; and French economic and cultural interests in Vietnam, Hanoi, Saigon or Paris may be chosen as the location of the conference.


Done at Hanoi, March 6, 1946

Signed: Sainteny, Ho Chi Minh, Vu Hung Khanh


Annex to the Franco-Vietnam Agreement of March 6th, 1946

Between the High Contracting Parties designated in the preliminary convention, the following is agreed upon:

Firstly, the relief forces will be composed of

a. 10,000 Vietnamese with their Vietnamese cadres, under military control of Vietnam

b. 15,000 French, including the French forces now located in the territories of Vietnam north of the 16th parallel. These elements must be composed solely of French metropolitan origin, except for soldiers guarding Japanese prisoners.

These forces, as a whole, will be placed under supreme French command with the assistance of Vietnamese representatives.

The advance, stationing and employment of these forces will be defined during a general staff conference between the representatives of the French and Vietnamese commands, which will be held upon the landing of the French units.

Mixed commissions will be created at all echelons to ensure liaison in a spirit of friendly cooperation between the French and Vietnamese forces.

Secondly, the French elements of the relief forces will be divided in the three categories:

a. Units charged with guarding of Japanese prisoners of war will be repatriated, as soon as their mission is completed, following the evacuation of Japanese prisoners, in any event with a maximum delay of 10 months.

b. The units charged with ensuring, in cooperation with the Vietnamese Army, the maintenance of public order and security in Vietnamese territory. Each year a fifth of these troops will be relieved by the Vietnamese Army, this relief will thus be effectively completed after five years.

c. The units charged with the defense of air and naval bases. The length of the mission entrusted to these units will be defined in the later conferences.

Thirdly, in the places where French and Vietnamese forces are stationed, precisely demarcated zones will be assigned to them.

Fourthly, the French government binds itself not to use the Japanese for military purposes.


Done at Hanoi, March 6, 1946

Signed: Sainteny, Ho Chi Minh, Vu Hung Khanh



Bản dịch tiếng Việt

Hiệp Ước Pháp Việt ngày 6 tháng 3 năm 1946

Chính phủ Cộng hòa Pháp, đại diện bởi M. Sainteny, đại biểu của Cao ủy Pháp, được ủy quyền hợp lệ bởi Đô đốc DiênArgenlieu, Cao ủy Pháp, trong một phần của các quyền lực có chủ quyền của Cộng hòa Pháp và chính phủ Việt Nam, đại diện bởi chủ tịch Hồ Chí Minh và đại biểu đặc biệt của Hội đồng Bộ trưởng, M. Vũ Hàng Khánh.

Các điều sau đây đã được thỏa thuận:

1.  Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam Cộng hòa (chứ không phải Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) là một nhà nước tự do, có chính phủ, quốc hội, quân đội và ngân khố riêng, thuộc Liên bang Đông Dương và Liên bang Pháp.

Liên quan đến việc thống nhất ba kỳ (Bắc Kỳ, Annam (tức Trung Kỳ) và Nam Kỳ), chính phủ Pháp buộc phải thực hiện các quyết định của dân chúng thông qua một cuộc trưng cầu dân ý.

 2.  Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng chấp nhận hòa giải với quân đội Pháp khi, phù hợp với các thỏa thuận quốc tế, thay thế lực lượng Trung hoa Dân Quốc. Một phụ lục đã được thống nhất và gắn liền với quy ước sơ bộ hiện tại sẽ thiết lập các điều khoản theo đó các hoạt động cứu trợ sẽ được thực hiện.

 3.  Các quy định được xây dựng ở trên sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Ngay sau khi trao đổi chữ ký, mỗi bên tham gia hợp đồng sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự thù địch ngay lập tức, để giữ các lực lượng quân sự ở vị trí tương ứng của họ và tạo ra khí hậu thuận lợi cần thiết để mở ra các cuộc đàm phán thân thiện và thẳng thắn.

Các cuộc đàm phán này sẽ đặc biệt là về quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các quốc gia nước ngoài; vị thế tương lai của Đông Dương; và lợi ích kinh tế và văn hóa của Pháp tại Việt Nam, Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris có thể được chọn làm địa điểm của hội nghị.


Thực hiện tại Ha Nội, ngày 6 tháng 3 năm 1946

Ký tên: Sainteny, Ho Chi Minh, Vu Hung Khanh


Phụ lục của Hiệp định Pháp-Việt Nam ngày 6 tháng 3 năm 1946

Giữa các bên cao cấp ký kết được chỉ định trong công ước sơ bộ, những điều sau đây được thống nhất:

Thứ nhất, các lực lượng cứu trợ sẽ bao gồm:

a.   10.000 người Việt Nam với cán bộ Việt Nam, dưới sự kiểm soát của quân đội Việt Nam

b.  15.000 người Pháp, bao gồm cả các lực lượng Pháp hiện đang nằm trong các lãnh thổ của Việt Nam ở phía bắc vĩ tuyến 16. Các yếu tố này phải chỉ bao gồm người có nguồn gốc nước Pháp, ngoại trừ những người lính bảo vệ các tù binh Nhật Bản. Các lực lượng này, nói chung, sẽ được đặt dưới sự chỉ huy tối cao của Pháp với sự hỗ trợ của các đại diện Việt Nam. Việc tiến lên, đóng quân và việc làm của các lực lượng này sẽ được xác định trong một hội nghị nhân viên chung giữa đại diện các bộ chỉ huy của Pháp và Việt Nam, sẽ được tổ chức khi các đơn vị Pháp đổ bộ. Nhiệm vụ hỗn hợp sẽ được tạo ra tại tất cả các echonon để đảm bảo liên lạc trong tinh thần hợp tác thân thiện giữa các lực lượng Pháp và Việt Nam.

Thứ hai, các yếu tố của Pháp trong các lực lượng cứu trợ sẽ được chia thành ba loại:

a.  Các đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ các tù binh chiến tranh Nhật Bản sẽ được hồi hương, ngay sau khi nhiệm vụ của họ hoàn tất, sau khi phóng thích các tù binh Nhật Bản, trong bất kỳ trường hợp nào có độ trễ tối đa là 10 tháng.

b.  Các đơn vị chịu trách nhiệm đảm bảo, hợp tác với Quân đội Việt Nam, duy trì trật tự và an ninh công cộng trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi năm một phần năm trong số những đội quân này sẽ được Quân đội Việt Nam giải tỏa, việc cứu trợ này sẽ được hoàn thành một cách hiệu quả sau năm năm.

c. Các đơn vị chịu trách nhiệm phòng thủ căn cứ không quân và hải quân. Thời gian của nhiệm vụ được giao phó cho các đơn vị này sẽ được xác định trong các hội nghị sau.

Thứ ba, tại những nơi đóng quân của Pháp và Việt Nam, các khu vực phân định chính xác sẽ được giao cho họ.

Thứ tư, chính phủ Pháp buộc mình không sử dụng người Nhật cho mục đích quân sự


Thực hiện tại Ha Nội, ngày 6 tháng 3 năm 1946

Ký tên: Sainteny, Ho Chi Minh, Vu Hung Khanh.

Popular posts from this blog